Bánh mì là thực phẩm tiện lợi, thơm ngon nên được rất nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, nhiều mẹ sau sinh vẫn cảm thấy ái ngại đối với loại thực phẩm này. Vậy, sau sinh ăn bánh mì được không? Cùng tìm hiểu ngay nhé!
1. Thành phần dinh dưỡng có trong bánh mì
Trước khi đến với thắc mắc “sau sinh ăn bánh mì được không?”, các mẹ hãy cùng tìm hiểu về thành phần dinh dưỡng có trong bánh mì nhé!
Tùy thuộc vào công thức của từng loại bánh mì mà thành phần dinh dưỡng cũng khác nhau. Thông thường, bánh mì được làm từ các nguyên liệu như: bột mì, bột nở, bơ, trứng, sữa, đường, muối,…
1 lát bánh mì mỏng khoảng 33g được sản xuất từ lúa mì có chứa các thành phần dinh dưỡng như:
-
Chất béo 2g
-
Tinh bột 17g
-
Đạm 3g
-
Chất xơ 2g
Bên cạnh đó, bánh mì còn có chứa các chất khác như: mangan, natri, folate,…
Sản phụ cần được bổ sung dinh dưỡng đầy đủ để hạn chế nguy cơ mắc các bệnh hậu sản sau sinh như trầm cảm sau sinh, hậu sản mòn, băng huyết sau sinh, bị trĩ sau sinh.
2. Sau sinh ăn bánh mì được không?
Sau sinh ăn bánh mì được không? Câu trả lời là có. Tuy nhiên, mẹ bỉm không nên ăn thường xuyên loại thực phẩm này.
Trên thị trường hiện nay được bày bán rất nhiều loại bánh mì khác nhau như: bánh mì ngọt, bánh mì kẹp, bánh mì ngũ cốc, bánh mì có men hoặc không men,… Nhìn chung, một số loại bánh mì thường chứa ít dinh dưỡng và nếu mẹ đang ở cữ sử dụng quá nhiều còn có thể gây nên một số tác hại đối với đường tiêu hóa.
3. Vì sao sau sinh nên hạn chế ăn bánh mì?
Bánh mì trắng là loại bánh mà chúng ta thường ăn, được làm từ bột mì, bột nở, đường, sữa, muối. Dưới đây là những nguyên nhân mẹ bỉm sau sinh nên hạn chế sử dụng loại bánh mì này:
Gây tăng cân
Bánh mì trắng chứa bột mì, đường, muối, sữa, bơ,… Do đó, nếu mẹ bỉm sử dụng 2 lát bánh mì trắng, tương đương với 120g sẽ làm gia tăng nguy cơ béo phì đến 40%. Vì vậy, mẹ nên hạn chế sử dụng loại thực phẩm này để nhanh chóng lấy lại vóc dáng thon gọn sau sinh.
Hàm lượng dinh dưỡng thấp
Bột mì tinh luyện là nguyên liệu chính để sản xuất bánh mì. Đây là loại bột đã bị loại bỏ cám và mầm chỉ còn phần nội nhũ nhằm giúp bột mịn, nhẹ hơn, hạn sử dụng lâu dài. Do đó, bột mì tinh luyện bị mất đi thành phần chất xơ, vitamin và khoáng chất.
Khi ăn bánh mì trắng, mẹ bỉm sẽ nhận được nhiều năng lượng nhưng hàm lượng dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể lại khá thấp.
Gây rối loạn hệ vi sinh đường ruột
Thường xuyên sử dụng bánh mì trắng thay vì những thực phẩm giàu chất xơ khác có thể gây ảnh hưởng đến hệ vi sinh đường ruột, đầy hơi, chướng bụng,… Bên cạnh đó, ăn nhiều ngũ cốc tinh chế còn tác động đến hội chứng ruột kích thích và các bệnh đường ruột.
Làm tăng lượng đường trong máu
Bánh mì có chỉ số đường huyết khá cao. Thành phần carb trong ngũ cốc tinh chế sẽ được cơ thể hấp thu vào máu nhanh hơn đối với ngũ cốc nguyên hạt. Điều này làm cho lượng đường trong máu tăng nhanh, tăng nguy cơ mắc bệnh tim, bệnh tiểu đường,…
4. Sau sinh ăn bánh mì như thế nào là đúng cách?
Ăn bánh mì với lượng vừa phải
Bánh mì giàu năng lượng và hàm lượng dinh dưỡng thấp. Vì vậy, mẹ bỉm sau sinh không nên ăn bánh mì hàng ngày mà cần thay thế bằng những món ăn đa dạng khác. Bên cạnh đó, mẹ chỉ nên ăn từ 1 – 2 chiếc bánh mì nhỏ mỗi tuần.
Khi hệ tiêu hóa kém, mẹ không nên ăn bánh mì để tránh tình trạng chướng bụng, đầy hơi trở nên trầm trọng và kéo dài hơn.
Ăn bánh mì ngũ cốc nguyên hạt
Mẹ có thể sử dụng các loại bánh mì nguyên cám, hạt lanh, bánh mì gạo lức, yến mạch… Đồng thời, những loại bánh mì giàu omega 3 như bánh mì hạt bí, hạnh nhân,… cũng là sự lựa chọn tuyệt vời để thay thế bánh mì trắng.
Nên ăn bánh mì đen
Bánh mì đen được sản xuất từ lúa mạch đen nên không gây khó tiêu, đầy bụng và chứa nhiều omega 3. Do đó, nếu muốn ăn bánh mì, mẹ sau sinh có thể sử dụng loại bánh mì này với lượng vừa phải.
Mẹ bỉm sau sinh nên ăn bánh mì đen
Ăn bánh mì kẹp
Mẹ sau sinh nên ăn bánh mì kẹp với các thực phẩm giàu dinh dưỡng khác như thịt, rau củ, trứng, chả,… để bổ sung thêm nhiều chất dinh dưỡng hơn. Đây là một trong những bữa sáng tuyệt vời giúp cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và năng lượng cho mẹ.
5. Khi nào mẹ sau sinh nên ngừng ăn bánh mì?
Dưới đây là những dấu hiệu cho thấy mẹ không nên ăn bánh mì để đảm bảo sức khỏe:
-
Mẹ đang tăng cân: Nếu mẹ sử dụng bánh mì thường xuyên và cân nặng đang tăng thì nên ngừng lại và sử dụng các thực phẩm thay thế khác.
-
Mẹ bị co thắt dạ dày sau khi ăn bánh mì: Đây có thể là dấu hiệu mẹ không dung nạp gluten.
-
Mẹ bị tiểu đường: Ăn bánh mì có thể khiến đường huyết tăng, dẫn đến tiểu đường type II.