Cách rã đông sữa mẹ không đúng sẽ làm mất các chất dinh dưỡng trong sữa và có thể làm bé bị nhiễm trùng đường tiêu hóa. Theo dõi ngay bài viết sau để tìm ra lời giải đáp, mẹ nhé!
1. Hướng dẫn cách rã đông sữa mẹ hiệu quả
1.1 Hướng dẫn rã đông sữa mẹ trong ngăn đá
-
Lấy sữa mẹ trữ đông từ ngăn đá và đặt vào ngăn mát tủ lạnh hoặc chậu nước đá lạnh để rã đông trước 1 ngày và ưu tiên rã đông phần sữa mẹ được bảo quản lâu nhất.
-
Tiếp theo, lắc nhẹ nhàng để lớp váng sữa mẹ và phần nước sữa trong hòa quyện với nhau. Mẹ không nên bỏ đi vì trong lớp váng sữa này chứa chất béo cần thiết cho sự phát triển của bé.
-
Sau đó, cho sữa mẹ vào bình bú và ngâm nước ấm đến khi bình sữa nóng đều thì mẹ cho bé bú.
1.2 Cách rã đông sữa mẹ bằng máy hâm sữa
-
Đầu tiên, mẹ cho nước vừa đủ vào khoang máy hâm sữa.
-
Tiếp theo, mẹ cho phần sữa mẹ cần rã đông vào máy và nhấn nút công tắc để khởi động.
-
Thông thường sau khi rã đông, máy sẽ nâng nhiệt độ lên để hâm sữa cho bé. Mẹ chỉ cần đợi vài phút là có thể lấy sữa mẹ cho bé uống.
Tuy nhiên, không phải loại máy hâm sữa nào cũng có chế độ rã đông. Vì thế, các mẹ cần kiểm tra kỹ xem máy có phù hợp không nhé!
1.3 Mẹo rã đông sữa mẹ không bị hôi
Nếu để ý các mẹ sẽ thấy sữa mẹ sau khi rã đông thường có mùi hôi như xà phòng vì sữa mẹ có hàm lượng enzym lipase cao nên khi rã đông càng nặng mùi hơn. Để khắc phục điều này, các mẹ nên làm theo các bước sau.
-
Sau khi vắt sữa mẹ xong, mẹ cần khuấy đều và đun sôi nhẹ
-
Tiếp đến, đổ sữa mẹ đã đun sôi vào ly thủy tinh và ngâm nước lạnh để ngăn chặn vi khuẩn.
-
Khi sữa mẹ nguội, mẹ cho sữa vào túi trữ sữa để cấp đông
-
Để rã đông, mẹ chỉ cần bỏ sữa mẹ xuống chậu nước lạnh, vòi nước hoặc dùng máy hâm sữa là được.
2. Thời gian sử dụng sữa mẹ an toàn sau khi rã đông
-
Đối với sữa mẹ được bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh sau khi rã đông: Trong 24 giờ
-
Đối với sữa mẹ để ở nhiệt độ phòng sau khi rã đông: Trong 2 giờ
Sữa mẹ rã đông không để đông lại được. Theo chuyên gia dinh dưỡng, sữa mẹ rã đông chỉ nên sử dụng trong 1 – 2 giờ. Nếu bé bú không hết, mẹ không nên cất trữ trong tủ lạnh để đông tiếp vì lúc này vi khuẩn có thể lây nhiễm gây bệnh cho bé và ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
4. Cách nhận biết sữa mẹ sau khi rã đông bị hư
Dưới đây là những cách nhận biết sữa mẹ rã đông bị hư thường thấy nhất:
-
Sữa mẹ rã đông có mùi chua
-
Sữa mẹ rã đông nổi váng
-
Sữa mẹ rã đông có vị lạ
5. Sữa mẹ rã đông có lớp dầu màu vàng có uống được không?
Sữa mẹ rã đông có lớp dầu màu vàng có thể uống được. Đây là một hiện tượng hoàn toàn bình thường sau khi rã đông sữa mẹ vì lớp váng dầu này là chất béo tự nhiên trong sữa mẹ và chứa rất nhiều chất dinh dưỡng. Mẹ nên lắc đều để hòa tan lớp chất béo trên trước khi cho con bú.
6. Rã đông sữa mẹ ở nhiệt độ phòng được không?
Rã đông sữa mẹ ở nhiệt độ phòng không được. Điều này sẽ làm sữa mẹ bị nhiễm khuẩn và gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bé khi bú sữa.
7. Lưu ý khi rã đông sữa mẹ
-
Tránh rã đông sữa mẹ bằng cách đun hay dùng lò vi sóng
-
Không dùng bếp để rã đông sữa mẹ
-
Hạn chế lắc bình sữa đã rã đông
-
Không pha sữa mẹ rã đông thừa với sữa mẹ mới vắt