Thai nhi 18 tuần phát triển như thế nào? Giải đáp cho những câu hỏi thường gặp về thai nhi 18 tuần

Thai nhi 18 tuần là giai đoạn não bộ phát triển mạnh mẽ nhất. Mẹ hãy cùng chuyên mục tìm lời giải đáp cho những thắc mắc về sự phát triển của thai nhi ở giai đoạn này nhé!

1. Sự phát triển của thai nhi 18 tuần

Thai nhi 18 tuần đã phát triển ngày càng rõ rệt hơn với sự hình thành của nhiều bộ phận trên cơ thể và bắt đầu có những chuyển động đầu tiên:

  • Tai thai nhi đã có biểu hiện lồi ra, em bé bắt đầu có thể nghe được âm thanh từ bên ngoài.

  • Hệ tiêu hóa của thai nhi bắt đầu hoạt động.

  • Lớp vỏ bảo vệ myelin của dây thần kinh dần hình thành.

  • Bộ phận sinh dục đã hình thành, bố mẹ có thể siêu âm thai để xác định giới tính của con khi thai nhi 18 tuần tuổi.

  • Bàn tay và ngón tay của thai nhi cũng phát triển rõ và bắt đầu có những cử động như nắm, miết chặt vào nhau.

  • Một số thai nhi bắt đầu có những chuyển động đầu tiên như đạp chân, xoay người, lật người, duỗi người. Do đó, mẹ bầu có thể cảm nhận được cảm giác thai máy từ giai đoạn này.

2. Cơ thể mẹ thay đổi như thế nào khi mang thai tuần 18?

Mang thai tuần 18 là khi mẹ bầu bước sang tam cá nguyệt thứ 2, cơ thể mẹ cũng có những thay đổi theo sự phát triển của thai nhi:

  • Đau lưng – nhức mỏi: Từ tháng thứ 4 trở đi, mẹ bầu có thể đã giảm hoặc không còn các triệu chứng ốm nghén khi mang thai. Tuy nhiên, sự tăng dần về cân nặng của thai nhi và kích thước tử cung sẽ gây áp lực lên cột sống, mẹ có thể bị đau lưng, nhức mỏi với tần suất ngày càng nhiều. Để dễ chịu hơn, mẹ có thể thực hiện một số cách giảm đau lưng cho bà bầu như massage, ngâm người vào nước ấm,….

  • Đầy hơi – ợ nóng: Bà bầu bị ợ nóng, đầy hơi là tình trạng khó tránh khỏi khi mang thai. Nguyên nhân do sự gia tăng sự bài tiết Progesterone gây cản trở khả năng tiêu hóa thức ăn. Để giảm bớt triệu chứng này, mẹ bầu có thể chia nhỏ các bữa ăn, kết hợp ăn chậm – nhai kỹ, bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất xơ, uống nhiều nước và hạn chế ăn đồ cay để thức ăn được tiêu hóa dễ dàng hơn.

  • Phù nề chân: Do cơ thể cần tích trữ một lượng lớn chất lỏng và máu để nuôi dưỡng thai phát triển nên hầu hết các mẹ bầu đều bị phù chân khi mang thai vào những tháng cuối của thai kỳ, hoặc ngay từ khi thai nhi 18 tuần tuổi. Mẹ bầu không đứng quá lâu hoặc ngồi một chỗ trong thời gian dài.

  • Rạn da: Thai nhi không ngừng phát triển về cân nặng và kích thước khiến tình trạng rạn da khi mang thai ngày càng nặng hơn. Mẹ có thể sử dụng kem dưỡng da dành riêng cho bà bầu để cải thiện các vết rạn.

  • Chuột rút: Mẹ bầu rất dễ bị chuột rút khi mang thai tuần 18, nhất là khi đang ngủ. Tình trạng này gây khó chịu, đau đớn và ảnh hưởng xấu đến chất lượng giấc ngủ của mẹ bầu. Để giảm bớt tình trạng này, mẹ có thể thực hiện vài động tác duỗi chân trước khi ngủ hoặc kê cao chân lúc ngủ.

  • Chảy máu nướu răng: Các nội tiết tố thai kỳ tác động lên hệ thống màng nhầy dễ khiến bà bầu bị chảy máu chân răng và viêm nướu răng. Mẹ cần thường xuyên làm sạch răng miệng nhẹ nhàng để cảm thấy dễ chịu hơn.

  • Nám da thai kỳ: Nội tiết trong cơ thể thay đổi làm rối loạn sắc tố da khiến hơn 50% phụ nữ mang thai phải đối mặt với tình trạng nám da thai kỳ. Mẹ bầu nên sử dụng kem chống nắng để bảo vệ da và không cần quá lo lắng, các vết nám sẽ dần biến mất sau khi sinh.

3. Mẹ bầu nên làm gì khi mang thai tuần 18?

Để đảm bảo sức khỏe thai kỳ, giảm nguy cơ gặp phải các biến chứng khi mang thai, mẹ bầu cần lưu ý một số việc cần thiết:

  • Siêu âm 4D kiểm tra nguy cơ dị tật: Mẹ bầu cần tiến hành siêu âm 4D, siêu âm hình thái học thai 18 tuần nhằm kiểm tra toàn diện nguy cơ mắc các dị tật bẩm sinh ở trẻ em. Tuy nhiên, mức độ chính xác của hình thức xét nghiệm siêu âm thường chỉ đạt 85 – 90%.

  • Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ: Xét nghiệm định lượng glucose trong máu nhằm tầm soát nguy cơ tiểu đường thai kỳ, tránh các nguy cơ tác động đến sức khỏe mẹ bầu và thai nhi.

  • Theo dõi và kiểm soát cân nặng: Theo dõi và kiểm soát cân nặng, kích thước bụng bầu qua từng tháng nhằm đánh giá tình trạng sức khỏe của cả mẹ và bé. Việc thiếu hoặc tăng cân quá mức so với tuổi thai có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi..

  • Tìm hiểu dấu hiệu động thai, dọa sinh, sinh sớm: Mẹ bầu nên chủ động tìm hiểu những dấu hiệu của động thai, dọa sảy, dọa sinh sớm,…nhất là những phụ nữ có tiền sử sảy thai, sinh non hoặc mang đa thai để phòng tránh và phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường.

  • Lưu ý một số thói quen hàng ngày: Mẹ cần ăn uống đầy đủ dưỡng chất, tăng cường những thực phẩm giàu phốt pho, canxi cho bà bầu. Đồng thời, mẹ cũng lưu ý những điều cần tránh khi mang thai như ngồi bắt chéo chân, đi giày cao gót, mang giày/dép quá chật, vận động mạnh hoặc di chuyển quá nhanh,…

4. Những câu hỏi thường gặp

4.1. Thai nhi 18 tuần cân nặng bao nhiêu?

Tùy vào mức độ phát triển của từng thai nhi và thời điểm siêu âm mà kết quả về các chỉ số của thai sẽ có sự chênh lệch. Dưới đây là một vài chỉ số trung bình khi thai nhi 18 tuần tuổi:

  • Cân nặng thai nhi: Trong lượng trung bình đạt khoảng 190g

  • Kích thước: Chiều dài đầu mông thai nhi khoảng 140mm

  • Nhịp tim thai: Thai 18 tuần sẽ có nhịp tim dao động trong khoảng 120 – 160 lần/phút..

4.2. Thai nhi 18 tuần biết đạp chưa?

Mẹ đã có thể cảm nhận được các chuyển động nhỏ của thai nhi khi mang thai tuần 18. Mẹ có thể sẽ nhầm lẫn những cử động rất nhẹ của bé thành âm thanh hoạt động của dạ dày.

4.3. Mẹ bầu tăng bao nhiêu kg khi mang thai tuần 18?

Cân nặng mẹ bầu tăng nhanh trong giai đoạn này do sự gia tăng về cân nặng của em bé, nhau thai, tuyến vú, tử cung, thể tích máu, túi ối, mỡ, mô và dịch trên cơ thể. Mang thai tuần 18, mẹ bầu sẽ tăng khoảng 3 – 4kg so với lúc chưa có bầu.

4.4. Bụng bầu 18 tuần to như thế nào?

Bụng bầu 5 tháng sẽ lùm xùm dưới áo, tử cung cao ngang rốn, vùng cánh tay dần to ra, cơ thể bắt đầu xuất hiện các vết rạn.

4.5. Thai 18 tuần nên ăn gì?

Thai nhi 18 tuần bắt đầu phát triển mạnh mẽ về não bộ, do đó, mẹ bầu cần ăn uống đa dạng các món ăn bổ dưỡng cho bà bầu, bổ sung các loại thực phẩm giàu chất khoáng như canxi, kẽm, protein, vitamin, axit béo omega 3… để tốt cho sự phát triển của bé.

Mẹ có thể tham khảo tháp dinh dưỡng cho bà bầu để xây dựng thực đơn bữa ăn phù hợp.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *