Một số mẹ bỉm sau thời gian cai sữa cho con vẫn còn tình trạng tiết ra sữa. Vậy tại sao cai sữa đã lâu mà vẫn vẫn sữa? Đây có phải là dấu hiệu cảnh báo tình trạng sức khỏe bất thường nào không? Để có được lời giải đáp chính xác, các mẹ bỉm hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé!
1. Mẹ cai sữa bao lâu thì hết sữa?
Sau khi cai sữa, thời gian hết tiết sữa còn phụ thuộc vào cơ thể của mỗi mẹ bỉm. Khi trẻ không còn bú sữa nữa thì cơ thể mẹ bỉm sẽ dần dần ngưng sản xuất sữa. Thông thường quá trình này sẽ trong khoảng vài tuần, vài tháng hoặc dài hơn. Có những mẹ bỉm trường hợp cai sữa lên đến 1 năm nhưng vẫn còn ra sữa.
Tuy nhiên, nếu gặp trường hợp cai sữa đã lâu nhưng vẫn còn sữa thì các mẹ bỉm không được chủ quan, nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và hướng dẫn cụ thể nhất.
2. Tại sao cai sữa đã lâu mà vẫn còn sữa?
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng cai sữa đã lâu mà vẫn còn sữa, cụ thể như sau:
Cai sữa không đúng cách
Trường hợp cai sữa nhưng vẫn còn sữa có thể do việc cai sữa chưa đúng cách như: vắt cạn kiệt sữa khiến tuyến vú không thể chấm dứt tiết sữa tự nhiên, không xử lý kịp thời khi ngực bị căng tức dẫn đến sữa bị ứ đọng dẫn đến sưng viêm hoặc áp xe,…
Do dùng thuốc
Nếu mẹ bỉm đang sử dụng một số loại thuốc sau: thuốc tránh thai, thuốc trầm cảm, thuốc huyết áp,… Đây cũng là nguyên nhân tiềm ẩn khiến mẹ bỉm cai sữa đã lâu nhưng vẫn còn tiết ra sữa.
Mắc một số bệnh lý
Ngực vẫn còn tiết ra sữa có thể do các mẹ bỉm đang mắc một số bệnh lý như: rối loạn tuyến yên, có khối u lành tính trên tuyến yên, rối loạn tuyến giáp, bệnh thận mãn tính,…
Do kích thích ngực quá mức
Việc mẹ bỉm vẫn còn tiết sữa cũng có thể do kích thích ngực quá mức trong quan hệ tình dục hoặc mẹ bỉm mặc các loại áo ngực quá bó sát. Điều này có thể khiến ngực có thể tăng tiết sữa, dẫn đến việc cai sữa đã lâu nhưng vẫn còn có sữa.
var swipersuachomebau= new Swiper(‘.product-sua-cho-me-bau-swiper’, {
slidesPerView: 5,
loop: false,
grabCursor: true,
roundLengths: true,
slideToClickedSlide: false,
navigation: {
nextEl: ‘.product-sua-cho-me-bau-swiper .swiper-button-next’,
prevEl: ‘.product-sua-cho-me-bau-swiper .swiper-button-prev’,
},
autoplay: false,
breakpoints: {
280: {
slidesPerView: 2,
spaceBetween: 15
},
500: {
slidesPerView: 2,
spaceBetween: 20
},
640: {
slidesPerView: 2,
spaceBetween: 20
},
768: {
slidesPerView: 3,
spaceBetween: 20
},
991: {
slidesPerView: 4,
spaceBetween: 20
},
1200: {
slidesPerView: 4,
spaceBetween: 20
}
}
});
3. Phân biệt tình trạng tiết sữa và tiết dịch ở núm vú
Việc cai sữa đã lâu vẫn vẫn tiết ra sữa thường dễ nhầm lẫn với tình trạng tiết dịch liên quan đến một số bệnh lý ở vú. Để mẹ bỉm có thể dễ dàng phân biệt, dưới đây là một số biểu hiện để nhận biết.
-
Tần suất tiết: Trường hợp cai sữa nhưng vẫn còn tiết sữa thì diễn ra khá thường xuyên. Còn tiết dịch thì kèm theo biểu hiện đau vú cùng với nhiều biểu hiện bất thường khi kích thích vú.
-
Các biểu hiện đi kèm: Nếu thấy vú có biểu hiện tiết ra máu, sưng đau, dịch có mùi hôi thì chắc chắn đây là tiết dịch liên quan đến các bệnh lý ở vú.
4. Cách xử lý cai sữa nhưng vẫn tiết ra sữa cho mẹ sau sinh
Vệ sinh đầu ngực
Đảm bảo vệ sinh sạch sẽ có núm vú là điều quan trọng để hạn chế tình trạng nhiễm khuẩn gây tiết dịch bất thường. Khi mới cai sữa, bầu vú có thể căng cứng và khó chịu, mẹ không nên cố gắng vắt kiệt sữa, mà hãy lấy khăn ấm chườm nhẹ lên ngực, thực hiện massage nhẹ nhàng và vắt sữa với tần suất thưa dần.
Đi khám phụ khoa
Mẹ nên đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và chẩn đoán chính xác nguyên nhân tiết sữa. Bác sĩ sẽ dựa trên nguyên nhân và chỉ định hướng điều trị phù hợp cho các mẹ.